Nội Dung Chính
Đá chính là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều hoạt động xây dựng. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về các loại đá xây dựng được sử dụng rộng rãi hiện nay nhằm giúp bạn đọc nhận biết và phân biệt được chúng.
Đặc điểm của đá xây dựng
Trước khi đi tìm hiểu các loại đá xây dựng, bạn cần nắm được những đặc điểm và công dụng của nó.
Đá xây dựng là gì?
Theo Khoản 4 Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BXD về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành:
“Đá xây dựng được hiểu là loại đá được lấy từ tự nhiên để làm vật liệu xây dựng, thường được gia công đập, nghiền, phân loại hoặc đẽo, cắt, gọt theo kích thước dùng làm cốt liệu bê tông, kè bờ, xây móng,…”
Đặc điểm
Các đặc điểm của đá sử dụng trong xây dựng bạn nên nắm được:
- Độ bền cao: đá trước khi đưa vào sử dụng đều được xử lý sơ bộ nhằm mục đích chống thấm, tạo độ bền lâu dài theo thời gian
- Độ cứng cao: thông thường người ta sẽ chọn đá có độ cứng cao để tăng khả năng chịu lực tốt, giúp công trình kéo dài được tuổi thọ.
- Khả năng cách nhiệt tốt: đá phải đạt yêu cầu chống thấm, cách nhiệt để hạn chế sự bong tróc hoặc biến dạng
- Dễ vệ sinh và bảo quản
Các loại đá xây dựng được sử dụng rộng rãi hiện nay
Trên thị trường hiện nay có các loại đá xây dựng như:
- Đá 1 x 2:
- Kích thước: 10 x 16mm; 10 x 22mm; 10 x 28mm
- Ứng dụng: sử dụng trong các công trình xây dựng, đổ bê tông nhà, trường hợp trộn với nhựa nóng hoặc bê tông tươi sử dụng để trải đường hoặc các công trình khác
- chi phí cao
- Đá 3 × 4
- Kích thước: 30 – 40mm
- Ứng dụng: sử dụng đổ bê tông sàn nhà, trải nhựa đường và các công trình khác
- Khả năng chịu lực tốt
- Đá 4 x 6
- Kích thước: 40 – 60mm
- Ứng dụng: Đổ móng, lót nền, kè móng, làm vật liệu cho các công trình lớn
- Đá 0 x 4
- Kích thước 40mm, là loại đá nhỏ hỗn hợp từ đá mi bụi
- Ứng dụng: sử dụng cho mặt nền đường, san lấp nền móng nhà, công trình phụ…
- Đá mi bụi
- Kích thước dưới 5mm, được tách ra từ quá trình sàng lọc đá 1×1 và 1×2
- Ứng dụng: sản xuất gạch không nung, gạch block, gạch lót sàn, đúc ống cống,…
- Đá mi sàn
- Kích thước: 3 – 14mm
- Là sản phẩm của sàn trải đá 1×1, đá 1×2, đá 2×3, đá 4×6
Ngoài ra, người ta hay phân loại các loại đá xây dựng thành 2 loại chính: đá tự nhiên và đá nhân tạo.
Đá tự nhiên
Đá tự nhiên là các loại đá có nguồn gốc sẵn có trong tự nhiên, bao gồm những loại sau:
- Đá cẩm thạch
- Cấu tạo: được hình thành từ nhiệt lưu hoạt động magma và sự vận động kết cấu ở bên trong vỏ trái đất.
- Đặc điểm: có nhiều màu sắc khác nhau trắng, xám, đen, đỏ, vàng…, hoa văn đẹp, gợn sóng…
- Ứng dụng: được dùng chủ yếu trong công trình nội thất
- Đá hoa cương
- Cấu tạo: nằm trong vỏ trái đất hoặc phun ra bề mặt trái đất rồi ngưng tụ thành đá do quá trình tiếp xúc nhiệt hoặc sừng hóa.
- Đặc điểm: có màu hồng hoặc xám tối, đen, cứng, xù xì
- Khối lượng riêng: 2.75 g/cm3
- Đá hoa cương gồm 3 loại: đá hoa cương hạt mịn, đá hoa cương hạt trung bình, đá hoa cương hạt thô
- Ứng dụng: làm đá xây dựng, ốp sàn, tường…
- Đá trầm tích
- Cấu tạo: chủ yếu chứa khoáng chất canxit
- Đặc điểm:
- Là một thành phần cấu tạo nên vỏ trái đất, chiếm 75% bề mặt trái đất.
- Kết cấu lớp vân, chứa xác động vật và thực vật hóa thạch
- Màu sắc: trắng, màu tro, xanh nhạt, vàng , hồng sẫm hoặc màu đen do lẫn tạp chất
- Cường độ chịu nén: 1700 ÷ 2600 kg/cm2
- Độ hút nước thấp 0,2 ÷ 0,5%
- Là một loại đá có nguồn gốc biến chất từ đá vôi
- Ứng dụng: làm cốt liệu bê tông; rải mặt đường; dùng trong các công trình thủy lợi; chế tạo tấm ốp
- là nguyên liệu sản xuất vôi và xi măng
- dùng để điêu khắc tượng, trang trí…
Đá nhân tạo
Các loại đá xây dựng nhân tạo bao gồm:
- Đá xuyên sáng onyx
- Cấu tạo: được làm bằng nhựa. Trường hợp đá xuyên sáng onyx tự nhiên sẽ thuộc dòng đá thạch anh
- Đặc điểm: mềm, giòn, dễ gãy, rạn nứt thành các đường vân; bề mặt bóng, sáng
- Ứng dụng: dùng trong thiết kế tường, sàn và mặt bàn trong các tòa nhà dịch vụ
- Đá marble phức hợp (đá cẩm thạch nhân tạo)
- Cấu tạo: bột đá tự nhiên và bột tạo màu và nhựa polyester bão hòa làm chất kết dính theo một tỷ lệ đặc biệt.
- Đặc điểm: nhẹ; cách âm, cách nhiệt tốt; chống thấm nước; khó bị rạn nứt, biến màu ở nhiệt độ 100 độ trong vòng 120 giờ.
- Ứng dụng: dùng trong thiết kế nội thất; làm mặt bàn bếp, quầy bar, bồn tắm các loại…
- Đá nhựa nhân tạo (Solid surface)
- Cấu tạo: hỗn hợp của khoáng đá tự nhiên và keo acrylic
- Đặc điểm: rắn, không rỗng, cứng, bền màu, có thể uốn cong; có khả năng chống ố, chịu nhiệt, chống tia cực tím, liền khối,…
- Ứng dụng: dùng cho thiết kế mặt bàn bếp, quầy bar, chậu rửa; bàn tiếp khách, mặt bàn, những thiết kế có đường cong rất khó gia công.
- Đá xi măng, đá hoa cương nhân tạo
- Cấu tạo: 70% trường thạch và 30% đất sét
- Đặc điểm: ít bị trầy xước hơn so với đá granite tự nhiên; màu sắc và vân đá đồng đều
- Ứng dụng: sử dụng làm gạch ốp tường, nội ngoại thất
Trên đây là những chia sẻ về các loại đá xây dựng. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm mua các loại đá cho công trình của mình.
Vui lòng liên hệ Bê Tông Đông Nam để nhận được những tư vấn chi tiết nhất về các loại đá xây dựng.
CÔNG TY TNHH BÊ TÔNG ĐÔNG NAM
Địa chỉ: Đường TL37, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM.
Hotline: 0938 478 358
Email: betongdongnam@gmail.com